Quá trình mang thai luôn rất vất vả với người phụ nữ, có những thay đổi về cả tâm lý và ngoại hình một cách rõ rệt. Vì vậy, mỗi mẹ bầu cần được động viên và chăm sóc từ gia đình. Sau đây chúng ta cùng tìm hiểu 5 lưu ý quan trọng cho mẹ bầu trong thai kỳ để mẹ khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.
- 1. Sản phẩm chăm sóc da và dầu gội nên có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính
- 2. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để em bé phát triển tốt nhất trong bụng mẹ
- 3. Cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ
- 4. Ăn uống đa dạng, ăn chín uống chín, uống đủ nước mỗi ngày
- 5. Tránh làm việc nặng, nên thư giãn và nghỉ ngơi điều độ
1. Sản phẩm chăm sóc da và dầu gội nên có nguồn gốc từ thiên nhiên lành tính
Hàng ngày, để phục vụ cho việc làm đẹp, chúng ta dùng rất nhiều loại mỹ phẩm khác nhau, từ phấn son, sữa rửa mặt kem dưỡng da đều có các chất ảnh hưởng đến thai nhi như Benzoyl peroxide, Parapen,Hydroquinolon, retinol… Các loại kem chống nắng hóa học đều có thành phần gây hại cho mẹ bầu. Dầu gội, sữa tắm, thành phần trong sơn móng tay và thuốc nhuộm tóc bà bầu cũng nên tránh xa.
Hay nói cách khác. khi có bầu thì các mẹ bầu sẽ thay mới hoàn toàn từ quần áo, giày dép và mỹ phẩm chuyển sang các trang phục rộng rãi, dép thấp và mỹ phẩm chiết xuất từ thiên nhiên lành tính cho mẹ bầu và em bé. Hiện nay có rất nhiều các dòng mỹ phẩm uy tín trên thị trường có chiết xuất thiên nhiên lành tính cho mẹ bầu, các mẹ bầu nên chú ý đọc kĩ các thành phần các loại mỹ phẩm để tránh mua nhầm những loại mỹ phẩm không tốt cho bà bầu.
2. Bổ sung đầy đủ vitamin và khoáng chất để em bé phát triển tốt nhất trong bụng mẹ
Trong những tháng đầu mang thai chúng ta rất hoang mang và lo lắng về chế độ ăn và có nên bổ sung thêm chất gì không? Có một số ít các bà mẹ ăn uống rất đa dạng thường là không bị thiếu chất gì cả, tuy nhiên đa phần các mẹ hay bị ăn uống không cân bằng nên trong quá trình mang thai cần nhiều dinh dưỡng hơn nhưng cơ thể không cung cấp đủ dẫn đến là em bé trong bụng phát triển kém hơn so với tuổi thai hoặc thừa chất dẫn đến thừa số cân so với độ tuổi thai trong bụng mẹ.
Mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn bổ sung đầy đủ thịt, cá, rau xanh, ngũ cốc và trái cây. Hạn chế ăn đồ có tính nóng như ớt, vải nhãn, mận, rau ngót, măng chua… Khi ăn phải để ý xem có hiện tượng gì khác thường không để gia giảm hoặc hạn chế ăn những loại thực phẩm mà cơ thể phản ứng quá mạnh gây ảnh hưởng thai nhi.
Bổ sung thêm sắt và acid folic, DHA và vitamin tổng hợp từ ngày đầu mang bầu và canxi từ tháng thứ tư. Uống thêm nước cam để tăng sức đề kháng và nước dừa từ tháng thứ 4.
Khi dùng bất cứ một loại thuốc bổ sung nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc làm những xét nghiệm kiểm tra định kì để điều chỉnh phù hợp, tránh lạm dụng gây thừa chất.
3. Cần tiêm phòng uốn ván đầy đủ
Bệnh uốn ván là gì?
Bệnh uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do ngoại độc tố của vi khuẩn uốn ván tại vết thương do vi khuẩn yếm khí gây ra.
Tại sao phụ nữ có thai nên tiêm phòng uốn ván?
Uốn ván là bệnh có tỉ lệ tử vong cao, nguyên nhân do vi khuẩn Clostridiumtetan ở trong đất, không khí, bụi bẩn rất khó bị tiêu diệt. Khi vào cơ thể, vi khuẩn tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh gây đau đớn, co thắt và gây ngạt thở cho bệnh nhân, những ai có vết thương hở ngoài da, phụ nữ mang thai lúc sinh nở cần mổ khâu vết thương rất dễ nhiễm vi khuẩn này. Vì vậy tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai là rất cần thiết.
Tiêm bao nhiêu mũi là đủ?
Cần tiêm hai mũi vacxin uốn ván từ tuần thứ 22 đến tuần 30 đối với phụ nữ mang thai lần đầu. Hai mũi cách nhau 1 tháng. Cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để phù hợp với tình trạng cơ thể xem khi nào tiêm là an toàn nhất với bản thân.
4. Ăn uống đa dạng, ăn chín uống chín, uống đủ nước mỗi ngày
Khi mang bầu cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày, có thể đặt chuông báo để nhắc bản thân không quên. Vì nước rất quan trọng với cơ thể, đặc biệt khi mang thai nước lại càng quan trọng hơn để đảm bảo việc trao đổi chất. Cơ thể cần nước để vận động và lượng máu nhiều hơn đáng kể để cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cần thiết cho em bé phát triển.
Đồ ăn luôn đảm bảo đã được nấu chin, tránh ăn đồ tái, đồ gỏi, nộm dễ bị nhiễm giun sán, vi khuẩn gây đau bụng, tiêu chảy nguy hiểm cho phụ nữ mang thai.
Ăn uống đa dạng đầy đủ và thay đổi thực đơn mỗi ngày để kích thích ăn ngon hơn, tâm trạng bà bầu luôn được thoải mái.
5. Tránh làm việc nặng, nên thư giãn và nghỉ ngơi điều độ
Khi có bầu tránh mang vác đồ nặng, nếu phải làm thì nên chia nhỏ ra.
Dành thời gian nghe nhạc, đọc sách, xem các clip vui hay nghe nhạc Phật thiền để thư giãn sau thời gian làm việc căng thẳng. Hãy mở lòng mình tâm sự và chia sẻ với chồng hoặc những người bạn thân về những khó khăn hay mệt mỏi của bản thân để tâm trạng luôn vui vẻ dễ chịu.
Tập thói quen ngủ sớm dậy sớm và vận động để có thật nhiều năng lượng và em bé phát triển tốt hơn.
Mời bạn xem thêm các bài liên quan:
- Những công dụng tuyệt vời của gừng đối với sức khỏe
- 3 bước xử trí giúp bệnh tay chân miệng nhanh khỏi và không để lại sẹo
Hãy theo dõi BlogAnChoi để cập nhật nhiều thông tin bổ ích nhé!
mẹ bầu quan trọng nhất là nghỉ ngơi và được yêu thương
cần phải chăm sóc mẹ bầu thiệt kĩ
Các bạn hãy đóng góp thêm ý kiến để bài viết trở nên đầy đủ và thú vị hơn nữa giúp mình nhé.